KHÓA HỌC HSK 2
1.Thông tin khóa học
  • Dành cho các bạn đã hoàn thành xong khóa học HSK 1 hoặc trình độ tương đương. Sau khi kết thúc khóa học bạn sẽ có khoảng hơn 400 từ vựng, 30-40 điểm ngữ pháp thông dụng, các bạn có thể giao tiếp được nhiều hơn, nâng cao hơn về các chủ đề như mua sắm, hỏi đường, hỏi thăm, giới thiệu v.v
  • Thời gian học 17 buổi trong đó: 15 buổi học theo chủ đề; 1 buổi học khẩu ngữ cùng người bản xứ; 1 buổi kiểm tra cuối khóa; 2-3 buổi/tuần, 1 buổi/1.5h
  • Học phí: 2.400.000 VND
  • Giáo trình HSK tiêu chuẩn
2.Đối tượng học
  • Sau khi đã kết học khóa HSK 1
  • Trình độ tương đương HSK 1
  • Dành cho bạn học tiếng trung cơ bản và muốn nâng cao trình độ
  • Dành cho các bạn có nhu cầu sử dụng tiếng Trung giao tiếp ở mức cơ bản
3. Bạn nhận được gì sau khóa học
  • Nắm được 400 từ vựng chính thức, khoảng 30-40 điểm ngữ pháp thông dụng và ví dụ cụ thể giúp bạn có thể phản xạ.
  • Có thể giao tiếp được nhiều hơn, sâu hơn về các chủ đề giới thiệu bản thân, mua sắm, hỏi thăm, hỏi đường, hỏi số điện thoại, v.v.
  • Tự tin giao tiếp, nhắn tin với người bản xứ.
4. Hình thức học

Học trực tiếp tại trung tâm ở 2 cơ sở:

  • Cơ sở 1: Số 20 Ngõ 67 Đỗ Quang Trung Hòa Cầu Giấy Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 6 D2 TT4 Bắc Linh Đàm, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
    • Cơ sở vật chất phòng học đẹp, tiện nghi đầy đủ.
    • 8-10 học viên một lớp đảm bảo chất lượng dạy và học.
    • Môi trường vui vẻ hòa đồng rèn luyện tiếng Trung mỗi ngày với người bản xứ.
    • Tham gia hoạt động góc tiếng Trung hàng tháng cùng Vichi.

Học trực tuyến

  • Học qua ứng dụng Voov Meeting.
  • Mỗi buổi học sẽ được quay lại video, ôn tập mọi lúc mọi nơi.
  • Sĩ số 6-8 học viên đảm bảo chất lượng dạy và học.
5. Giáo trình giảng dạy

Sử dụng bộ giáo trình tiêu chuẩn HSK, là bộ giáo trình được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới giúp cho các học viên nắm được các kiến thức về tiếng Hán và năng lực ứng dụng.

  • Giáo trình có tính hệ thống mạnh về từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu, viết v.v, phù hợp với trình độ tiếng Trung của mỗi người.
  • Tính thực dụng rõ nét thể hiện qua các bài hội thoại và các mẫu câu gần gũi với đời sống thường nhật, giúp cho học viên có thể vận dụng được ngay trong cuộc sống.
  • Tính lặp lại thể hiện qua các từ vựng, các cấu trúc ngữ pháp của bài trước sang bài sau vào từng mẫu câu, sự kết hợp 2 trong 1 giữa ngữ pháp kiến thức cũ và mới giúp cho học viên luôn được ôn tập nâng cao khả năng vận dụng vào từng ngữ cảnh.
  • Ngoài kiến thức về tiếng Trung thì giáo trình còn đưa vào các yếu tố văn hóa của Trung Hoa, có lợi giúp học viên hiểu hơn về bối cảnh và nội hàm văn hóa của tiếng Trung.
6. Lộ trình học chi tiết

Buổi 1:

  • Cách nói đi du lịch
  • Cách dùng trợ động từ “muốn, cần”
  • Cách diễn tả số ước lượng
  • Phó từ chỉ mức độ “nhất”

Buổi 2:

  • Cách dùng câu hỏi chính phản
  • Cách dùng chỉ một cá thể bất kì nào trong một phạm vi, biểu thị toàn bộ
  • Hỏi về mức độ bao nhiêu

Buổi 3:

  • Cách dùng chữ “de” thay thế cho các đại từ, danh từ
  • Diễn tả hành động xảy ra trong thời gian ngắn
  • Thể hiện cảm xúc, cảm thán

Buổi 4:

  • Cấu trúc diễn tả nhấn mạnh chủ thể thực hiện hành động
  • Diễn tả thời gian bao giờ, khi nào
  • Cách nói diễn tả hành động đã xảy ra ở mức độ như thế nào

Buổi 5:

  • Diễn tả ý tạm chấp nhận hay miễn cưỡng chấp nhận
  • Nắm được cách diễn tả cảm xúc tiêu cực hay thái độ không hài lòng
  • Kiến thức thực dụng: phép lịch sự trên bàn ăn của người Trung Quốc

Buổi 6:

  • Cách sử dụng đại từ nghi vấn “thế nào” trong câu hỏi tại sao
  • Lặp lại lượng từ
  • Cấu trúc “Bởi vì……, cho nên…….”

Buổi 7:

  • Cách dùng chỉ sự tiếp diễn của hành động hay trạng thái
  • Nắm được cách diễn tả khoảng cách trong mối tương quan địa điểm, mốc thời gian hay mục đích
  • Nắm được cách dùng sự việc xảy ra sớm, diễn ra nhanh và thuận lợi

Buổi 8:

  • Cách hỏi về ý kiến, quan điểm của người khác
  • Cách diễn tả một trạng thái lặp lại hay tiếp tục diễn ra
  • Cách dùng câu kiêm ngữ
  • Nắm được cách dùng động từ lặp lại

Buổi 9:

  • Cách dùng bổ ngữ kết quả của hành động
  • Diễn tả khởi điểm của khoảng thời gian, quãng đường, một quá trình hay một trình tự
  • Diễn tả thứ nhất, thứ hai, thứ ba

Buổi 10:

  • Cách sử dụng câu cầu khiến: “không cần….nữa đâu; đừng…..nữa”
  • Cách dùng cấu trúc mẫu “với sự việc nào đó”
  • Kiến thức thực dụng: văn hóa uống trà của người Trung Quốc

Buổi 11:

  • Cấu trúc có động từ/cụm động từ làm định ngữ
  • Cấu trúc câu so sánh
  • Cách dùng của trợ động từ “khả năng”

Buổi 12:

  • Cách dùng bổ ngữ chỉ trạng thái
  • Cách dùng mở rộng của câu so sánh

Buổi 13:

  • Cách dùng trợ từ động thái miêu tả hành động đang ở trạng thái tiếp diễn
  • Câu phản vấn
  • Cách dùng giới từ chỉ phương hướng

Buổi 14:

  • Cách dùng trợ từ động thái miêu tả hành động đã xảy ra
  • Cấu trúc “tuy nhiên……., nhưng mà…….”
  • Cách nói về số lượng tần suất

Buổi 15:

  • Cách diễn tả trạng thái của hành động sắp xảy ra
  • Cách nhấn mạnh hoặc diễn tả thái độ không hài lòng
  • Kiến thức thực dụng: năm mới của Trung Quốc
GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN ĐẾN CHÚNG TÔI

    Họ và tên *

    Số điện thoại*

    Khoá học *

    Email

    Thắc mắc của bạn *